Hàng FCL và LCL là gì?

Thuật ngữ FCL, LCL sẽ không còn xa lạ và là thuật ngữ cơ bản với ai đang làm trong ngành vận tải hiện nay. Nhưng nếu là một người ngoài ngành hoặc bạn là sinh viên hay chỉ mới vừa vào ngành thì chắc đây là thueetj ngữ còn hơi xa lạ với bạn

Bài viết hôm nay Indochinapost sẽ giúp bạn tìm hiểu cụ thể về FCL và LCL là gì.

FCL là gì?

FCL là gì?

FCL là từ viết tắt của Full Container Load: hàng được xếp nguyên container, một lô hàng duy nhất sẽ sử dụng riêng một container và các lô hàng FCL sẽ phù hợp với những chủ hàng có số lượng lớn hàng hóa cần gửi và đủ để xếp vào một một container. Người gửi hàng và người nhận hàng chịu trách nhiệm đóng gói hàng và dỡ hàng khỏi container, địa điểm giao nhận sẽ là tại bãi container (CY/CY). Container được đóng hàng và niêm phong (seal) trước khi giao hàng cho đơn vị chuyên chở và chủ hàng sẽ chịu những chi phí đóng hàng.

LCL là gì?

LCL là gì

LCL viết tắt của cụm từ “Less than Container Load”, dịch nghĩa là hàng xếp không đủ một container. Container được lấp đầy từ hàng của nhiều chủ hàng khác nhau. Khi hàng đến cảng đích, hàng được phân ra cho từng chủ hàng tại CFS.
Thuật ngữ này mô tả cách thức vận chuyển hàng hoá khi chủ hàng không đủ hàng để đóng nguyên một container, mà cần ghép chung với những lô hàng của các chủ hàng khác. Khi đó, công ty dịch vụ sẽ kết hợp nhiều lô hàng lẻ (LCL shipments), sắp xếp, phân loại và đóng chung vào container, sau đó thu xếp vận chuyển từ cảng xếp tới cảng đích. Việc kết hợp đóng chung như vậy gọi là gom hàng, hay consolidation. Hàng LCL (còn gọi là hàng lẻ, hay hàng consol) được phân biệt với hàng FCL (Full Container Load), tức là hàng đủ xếp nguyên container, mà không cần ghép với lô hàng khác.

Quy trình xuất nhập khẩu hàng FCL

Quy trình xuất khẩu hàng FCL tại cảng, cơ bản gồm các bước

Bước 1 Shipper gửi booking request cho hãng tàu: số lượng hàng hóa, thời gian, địa điểm, chi phí.

Bước 2: Hãng tàu gửi lại Booking Confirmation

Bước 3: Shipper sẽ đem đến hàng tàu để duyệt lệnh, đóng phí.

Bước 4: Hãng tàu sẽ cấp lệnh cấp rỗng, địa điểm lấy rỗng (ICD, Depot).

Bước 5: Hãng tàu sẽ cung cấp seal và cung cấp container packing list.

Bước 6: Kéo container rỗng về kho/công ty của doang nghiệp (phải kiểm tra container ngay tại bãi)

Bước 7: Đóng hàng vào trong container và đóng seal tạm.

Bước 8: Khai hải quan điện tử: sau khi thông quan hàng hóa (đã kiểm tra hải quan, nếu có) thì bấm seal của hãng tàu.

Bước 9: In tờ khai hải quan đã thông quan, kèm mã vạch thông quan

Bước 10: Đem tờ khai đã thông quan và booking đưa cho thương vụ cảng để đóng tiền và nhận in phiếu hạ bãi chờ xuất.

Bước 11: Đưa phiếu hạ bãi chờ xuất đưa cho tài xế container.

Bước 12: Chở container tới cổng gate in để đưa container vào cảng

Bước 13: Tài xế đưa hàng vào bãi/hạ bãi.

Bước 14: Tài xế đưa xe ra cổng gate out để nhận phiếu EIR.

Bước 15: Thanh lý và vô sổ tàu.

Bước 16: Khách hàng khai SI

Bước 17: Hãng tàu dựa trên SI phát B/L.

Bước 18: Shipper gửi B /L cho consignee

Quy trình nhập khẩu hàng FCL

Bước 1: Hãng tàu sẽ gửi thông báo hàng đến cho chủ hàng (ngày tàu đến, tên con tàu, cảng đích)

Bước 2: Consignee sẽ nhận thông báo hàng đén và giấy giới thiệu hãng tàu: đóng phí, phí cược container sau lấy D/O giấy.

Bước 3: Khai hải quan – hàng hóa được phân luồng (xanh, vàng, đỏ). Sau đó thông quan.

Bước 4: Thanh lý hàng.

Bước 5: Thanh toán trực tiếp  –> nhận mã định danh riêng cho từng lô hàng.

Bước 6:  Gửi mã định danh cho tài xế

Bước 7: Xe rỗng vào cổng của cảng, nhận phiếu hướng dẫn làm hàng -> tài xế lấy container.

Bước 8: Tài xế kéo container ra cổng gate out của cảng, nhận phiếu EIR và xác nhận tình trạng container -> đưa hàng về kho.

Bước 9: Lấy hàng ra khỏi container, trả container rỗng, xác nhận tình trạng cont.

Bước 10: Sử dụng phiếu xác nhận tình trạng container để lấy tiền cược container.

Bước 11: Lưu hồ sơ.

Quy trình xuất nhập khẩu hàng LCL

Để tìm hiểu về quy trình xuất nhập khẩu hàng LCL tại cảng, bạn đọc hãy xem thêm tại “Quy trình xuất khẩu hàng hóa LCL đường biển”

Việc vận chuyển giao nhận thông qua hai hình thức FCL và LCL  phổ biến nhất hiện nay. Chúng được ra đời nhằm tiết kiệm cho người gửi hàng. Ngoài ra, trong trường hợp lô hàng của bạn trọng lượng nhỏ, nếu không ghép hàng với các lô hàng khác thì việc sử dụng nguyên một container để vận chuyển sẽ mất rất nhiều chi phí, gây ra sự lãng phí không cần thiết.

Nếu quý khách có nhu cầu vận chuyển hàng FCL hay LCL thì hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.

Hotline: 0902923633

Xem thêm: Dịch vụ chuyển phát nhanh đi California giá siêu rẻ