Phương thức thanh toán bằng thư tín dụng trong thanh toán quốc tế

 

 

Hiện nay có nhiều phương thức thanh toán khác nhau được sử dụng giữa bên.mua (nhà nhập khẩu) và bên bán (nhà xuất khẩu), trong đó phương thức thanh toán theo thư tín dụng chứng từ (L/C) được sử dụng phổ biến hơn cả. Cùng Bưu Chính Đông Dương tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của phương.thức thanh toán tín dụng chứng từ qua bài viết dưới đây.

Phương thức thanh toán tín dụng thư chứng từ là gì?

Phương thức thanh toán tín dụng thư chứng từ (documentary letter of credit – L/C) là phương pháp mà trong đó ngân hàng bên nước người nhập khẩu sẽ mở thư tín dụng (theo yêu cầu của người mua hàng) sẽ trả một số tiền nhất định cho người xuất khẩu

Thư tín dụng (Letter of credit – L/C): đây là cam kết của ngân hàng ở nước người nhập khẩu để trả tiền cho người xuất khẩu khi người xuất khẩu thực hiện đúng các điều kiện trong L/C. Lúc này chứng từ đóng vai trò quan trọng trong phương thức thanh toán này, là căn cứ để ngân hàng giải quyết thanh toán, trong phương thức này ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian và không có sự liên quan đến hàng hóa.

 Các bên tham gia trong phương thức tín dụng thư chứng từ

+ Người nhập khẩu – người yêu cầu mở thư tín dụng

+ Ngân hàng nước nhập khẩu – ngân hàng mở thư tín dụng và cấp tín dụng cho người nhập khẩu

+ Người xuất khẩu – người thụ hưởng

+ Ngân hàng ở nước người nhập khẩu – ngân hàng thông báo

Trình tự của nghiệp vụ thanh toán tín dụng thư chứng từ

Bước 1 : Hai bên mua, bán ký kết hợp đồng ngoại thương, quy định phương thức thanh toán L/C

Bước 2 : Người nhập khẩu làm đơn đến ngân hàng phục vụ mình đề nghị mở L/C cho người xuất khẩu thụ hưởng

Bước 3 : Căn cứ đơn đề nghị mở L/C, ngân hàng phát hành mở L/C cho người xuất khẩu thụ hưởng. Chuyển bản chính cho người xuất khẩu thông quan ngân hàng  thông báo

Bước 4 : Ngân hàng thông báo thông báo L/C cho người xuất khẩu

Bước 5 : Người xuất khẩu giao hàng

Bước 6: Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ gửi về NH phục vụ mình (NH thông báo) để yêu cầu thanh toán

Bước 7 : Ngân hàng thông báo nhận, kiểm tra và chuyển bộ chứng từ bản gốc cho NH phát hành LC yêu cầu thanh toán

Bước 8 : Ngân hàng phát hành kiểm tra chứng từ, nếu thấy phù hợp quy định của L/C thì tiến hành thanh toán

Bước 9 : Ngân hàng phát hành đòi tiền người nhập khẩu và giao bộ chứng từ cho người nhập khẩu nếu được chấp nhận

Bước 10 : Nhà nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền

Ưu và nhược điểm của phương thức thanh toán bằng thư tín dụng

Ưu điểm của phương thức thanh toán L/C:

Với người nhập khẩu: L/C là công cụ giúp người nhập khẩu yêu cầu người xuất khẩu thực hiện nghiêm chỉnh hợp đồng ký kết các điều kiện về hàng hóa, thời hạn giao hàng, chứng từ ..

Với người xuất khẩu: Thanh toán được đảm bảo qua ngân hàng

Nhược điểm của phương thức thanh toán L/C:

+ Quy trình thanh toán rất tỷ mỷ, máy móc, các bên tiến hành đều rất thận trọng trong khâu lập và kiểm tra chứng từ

+ Với các công ty nhỏ thì chi phí L/C cao so với TT và thủ tục phức tạp hơn nhiều; nhân viên kế toán không có kinh nghiệm có dẫn đến phải tu chỉnh LC

+ Thời gian nhận chứng từ: đây vừa là ưu điểm ở khía cạnh với phương thức thanh toán L/C, người xuất khẩu sẽ trong thời gian nhanh nhất có thể cung cấp bộ chứng từ xuất khẩu để nhận tiền và rất phù hợp với những tuyến giao dịch xa nhưng với những tuyến nhập khẩu gần như Trung Quốc, Asean về Việt Nam thì bộ chứng từ qua L/C thông thường đến chậm hơn so với hàng, gây ra sự chậm chễ trong việc thông quan.

Như vậy, bài viết về phương thức thanh toán bằng thư tín dụng đã kết thúc, cảm ơn mọi người đã đọc. Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về ngành xuất nhập khẩu vui lòng liên hệ Bưu Chính Đông Dương hay Indochinapost. Đồng thời cũng đừng bỏ qua những kiến thức liên quan đến thanh toán quốc tế, phương thức thanh toán chuyển tiền, phương thức thanh toán nhờ thu,