Những quy định về xuất khẩu thực phẩm sang Mỹ

Những quy định về xuất khẩu thực phẩm sang Mỹ

Hiện nay việc xuất khẩu hàng hóa nhất là thưc phẩm từ Việt Nam sang Mỹ dạng thương mại, hay của người thân gửi cho người thân, bạn bè gửi cho bạn bè đã không còn xa lạ và ngày càng có nhiều  người có nhu cầu. Nhưng để thực phẩm được nhập khẩu vào thị trường Mỹ đòi hỏi phải được đảm bảo các điệu kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm do chính phủ Mỹ quy định. Một trong các quy định là là hàng thực phẩm nhập vào Mỹ phải có giấy đảm bảo tiêu chuẩn FDA – Food and Drug Administration hay còn được biết đến với tên gọi khác USFDA là cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm tại Mỹ. Tiêu chuẩn này thuộc Bộ y tế và dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ, được thành lập vào năm 1906. Tiêu chuẩn được thành lập với vai trò bảo vệ, thúc đẩy sức khỏe của cộng đồng thông qua việc giám sát an toàn thực phẩm.

Vậy chứng nhận FDA có vai trò như thế nào?

FDA được xem là một tấm vé thông hành quan trọng để có thể đưa được hàng thực phẩm vào Mỹ, là một thủ tục không thể thiếu khi vận chuyển hàng hóa vào Hòa Kỳ. Là chứng nhận đảm bảo về thành phần và độ an toàn của thực phẩm, FDA giúp người tiêu dùng bảo vệ sức khỏe của bản thân. Những sản phẩm đạt chứng nhận USFDA là những sản phẩm đã được kiểm tra, sàn lọc, đảm bảo đạt chất lượng tốt nhất. Như vậy, người tiêu dùng có thể dễ dàng lựa chọn sản phẩm có độ an toàn, giảm rủi ro ảnh hưởng sức khỏe.

Đối với các doanh nghiệp, FDA là giấy tờ cần phải có để vận chuyển hàng hóa tới Mỹ. Khi không có giấy FDA, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ bị trả lại tại hải quan Mỹ. Khi đó, chủ hàng sẽ phải chịu toàn bộ các chi phí liên quan cho việc lưu kho, di dời và thanh lý sản phẩm.

Chứng nhận FDA là một thủ tục không thể thiếu khi vận chuyển hàng hóa vào Hoa Kỳ. Để đạt chứng nhận tiêu chuẩn này một cách nhanh chóng, bạn có thể nhờ đến sự tư vấn của các tổ chức tư vấn. Và trên đây là những thông tin cần biết về FDA chúng tôi muốn giới thiệu. Hy vọng đây sẽ là nguồn tham khảo hữu ích đối với các bạn.

Mẫu Giấy Chứng Nhận FDA
Mẫu Giấy Chứng Nhận FDA

Những hàng hóa được FDA coi là thực phẩm bao gồm:

  • Sản phẩm bổ trợ ăn kiêng và gia vị ăn kiêng
  • Sữa công thức cho trẻ nhỏ (thức ăn trẻ em)
  • Nước giải khát bao gồm nước giải khát có cồn và nước đóng chai
  • Rau quả
  • Cá và hải sản
  • Sản phẩm từ sữa và trứng còn nguyên vỏ
  • Hàng hoá nông sản thô được dùng làm thực phẩm hoặc thành phần thực phẩm
  • Thực phẩm đóng hộp và đông lại
  • Động vật để làm thực phẩm còn sống
  • Các loại bánh nướng, thức ăn nhẹ, kẹo và kẹo cao su
  • Thức ăn cho động vật và vật nuôi

Những hàng hoá sau đây được miễn trừ khỏi thông báo trước:

  • Sản phẩm thực phẩm thịt, sản phẩm gia cầm và trứng thuộc độc quyền tài phán của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) và tuân theo các nguyên tắc và quy định của USDA
  • Thực phẩm được làm ra bởi một cá nhân tại nhà riêng và do cá nhân đó gửi dưới dạng quà tặng cá nhân (hay nói cách khác là các lý do phi mậu dịch) đến một cá nhân khác tại Mỹ. Gần đây FDA đã mở rộng phạm vi miễn trừ (hoặc tuỳ nghi thực thi luật lệ chính đáng) nhằm bao gồm tất cả các chuyến hàng thực phẩm cá nhân. Đây là những chuyến hàng do cá nhân gửi đến cá nhân với mục đích phi mậu dịch.
Ví dụ:
  • Thực phẩm gia dụng, bao gồm quân sự, dân sự, cơ quan chính phủ, và thuyên chuyển ngoại giao;
  • Thực phẩm được mua bởi du khách và gửi đến địa chỉ của du khách tại Mỹ bởi chính du khách đó;
  • Quà tặng mua tại cơ sở thương mại và được gửi bởi người mua chứ không phải cơ sở thương mại;
  • Thực phẩm chứa trong túi ngoại giao.
Mẫu thực phẩm phi tiêu thụ có giá trị dưới 200 USD cũng được xác nhận miễn trừ khỏi các yêu cầu PN. Mẫu thực phẩm bao gồm những lô hàng được nhận dạng rõ ràng là mẫu vật dành cho các nhà sản xuất thực phẩm hoặc phòng thí nghiệm, nhưng không bao gồm các lô hàng gửi cho nhà bán lẻ hoặc cá nhân.
FDA có toàn quyền quyết định phạm vi hàng hoá nói trên.

Những mặt hàng nào còn cần phải có FDA?

Ngoài thực phẩm thì các mặt hàng sau khi nhập khẩu vào Hòa Kỳ cũng cần phải có chứng nhận FDA: sản phẩm y tế: thuốc, thiết bị và sác sản phẩm sinh học; các sản phẩm điện tử phát ra bức xạ, thức ăn chăn nuôi, thuốc lá, mỹ phẩm.

Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu hạt

Những trường hợp nào sẽ bị từ chối không được cấp chứng nhận FDA ?

Theo quy định của FDA, có 2 loại nhập khẩu vào Mỹ (Hoa Kỳ) là hoàng hóa nhập khẩu vì mục đích thương mại và hàng hóa nhập khẩu vì mục đích sử dụng cá nhân. Trong nhiều trường hợp, hàng hóa có thể sẽ bị giữ lại nếu không đáp ứng những tiêu chuẩn của FDA, và không được phân phối thương mại vào thị trường Mỹ. Ví dụ như:

– Hàng hóa bị pha trộn, không an toàn, không đáp ứng được các tiêu chuẩn áp dụng

– Hàng hóa ghi sai nhãn (nhãn mác thể hiện thông tin không chính xác) hoặc sản phẩm chưa được đăng kí theo yêu cầu

– Hàng hóa thuộc danh mục sản phẩm hạn chế tiêu thụ tại thị trường Mỹ (USA)

Mọi hàng hóa bị từ chối vào Mỹ đều phải được tiêu hủy hoặc xuất khẩu trở lại trong vòng 90 ngày theo quy định hiện hành của Mỹ.

Cá khách hàng cá nhân khi muốn gửi hàng thực phẩm cho người thân tại Mỹ không biết làm FDA thế nào để hàng có thể đến tay người nhận mà không bị hải quan bắt tiêu hủy?

Đừng lo vì đã có Bưu vận Đông Dương nhận vận chuyển hàng hóa cho bạn đến Mỹ, lo các thủ tục hải quan đầu xuất khẩu bao gồm giúp bạn làm FDA cho hàng hóa. Gửi hàng đi Mỹ sẽ nhanh chóng và dễ dàng hơn khi bạn liên hệ cho Bưu Chính Đông Dương.

Xem thêm: Nhận ship cà phê đi Châu Âu bao thuế phí thủ tục

Thuế nhập khẩu là gì? Đặc điểm của thuế nhập khẩu ra sao?